NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ CẬN THỊ

NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ CẬN THỊ

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị

Có một thực trạng chung cho thấy, bố mẹ thường không chú trọng việc dẫn con đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện các tật khúc xạ và đưa ra hướng giải quyết. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể phát hiện con em mình có khả năng bị cận thị hay không, thông qua các dấu hiệu dưới đây.

Hiện nay tình trạng trẻ bị cận thị đang có chiều hướng tăng cao. Nếu trẻ không được phát hiện bệnh sớm để đeo kính kịp thời, tình trạng suy giảm thị lực sẽ ngày càng nặng hơn, thậm chí dẫn đến nhược thị, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Những dấu hiệu phát hiện trẻ bị cận thị, suy giảm thị lực

Bố mẹ cần phải lưu ý khi phát hiện con mình có một trong các biểu hiện dưới đây, rất có thể trẻ đã bị suy giảm thị lực:

  • Trẻ thường xuyên xem tivi hoặc đọc sách với khoảng cách gần : Nếu bố mẹ nhận thấy thời gian gần đây trẻ thường xem tivi với khoảng cách gần hoặc cúi sát khi đọc sách, học bài, thì đó chính là dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị.
  • Trẻ thường xuyên dụi mắt: Bố mẹ khi quan sát thấy trẻ thường giơ tay lên dụi mắt khi quan sát tập trung lâu vào vật gì đó hoặc khi đang vui chơi, bố mẹ cần nghĩ tới việc con mình đang có vấn đề về thị lực.

 

  • Khi đọc bị lạc chỗ hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt khi đọc: Khi học đọc và cố đọc to các từ, ban đầu trẻ thường sử dụng ngón tay để trỏ theo các từ cần đọc. Thông thường, sau một lúc làm quen, trẻ có thể tập trung và không bị lạc khỏi chỗ cần đọc. Nếu sau khi đọc được một lúc, bé vẫn dùng ngón tay lần theo chữ, hãy yêu cầu con thử đọc to không cần chỉ tay. Nếu trẻ không thực hiện được điều này, ba mẹ nên đưa bé đi kiểm tra thị lực tại các bệnh viện/ cơ sở y tế chyên khoa mắt.

 

  • Trẻ nhạy cảm với ánh sáng hoặc bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường: 

Trẻ có dấu hiệu nhạy cảm quá với các loại ánh sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn trong nhà. Bạn thấy trẻ sợ ánh sáng, nheo mắt lâu hoặc lấy tay che mắt khi có ánh sáng hoặc trẻ cảm thấy đau đầu, buồn nôn. Biểu hiện trẻ nhạy cảm với ánh sáng có thể là dấu hiệu của bệnh lý về mắt, trong đó có cận thị.

  •  Trẻ nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi: 

Khi trẻ thường xuyên nhắm một mắt, bố mẹ hãy đề phòng vì đó có thể là một dấu hiệu của tật khúc xạ hoặc có vấn đề về thị lực, nên ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn quy tụ thị lực của trẻ.

  • Trẻ thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu để quan sát bảng rõ hơn: 

Giáo viên và bố mẹ cần kết hợp theo dõi và phát hiện sớm những trẻ thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi quan sát bài giảng trên bảng. Khi nhận thấy học sinh có những biểu hiện đó, giáo viên hãy báo với phụ huynh để đưa trẻ đi khám kiểm tra thị lực và nên chuyển trẻ ngồi ở vị trí khác gần bảng hơn. 

  • Kết quả học tập giảm sút: 

Trẻ thường không chia sẻ với cha mẹ việc mình không nhìn rõ chữ trên bảng. Khi thấy kết quả học tập của con giảm sút không rõ lý do, nên đưa bé đi kiểm tra thị lực. Trong nhiều trường hợp, sau khi đeo kính điều chỉnh, kết quả học tập của con lại được cải thiện.

 

  • Đau mỏi mắt khi dùng máy vi tính

 Trẻ thường xuyên dùng máy vi tính hay các thiết bị điện tử khác rất hay bị mỏi mắt. Hãy nhắc bé thường xuyên nghỉ giải lao mỗi 20 phút để nhìn vào vật ở cách xa tối thiểu 60m trong vòng 20 giây. Nếu bé vẫn kêu mỏi mắt thì cần đưa bé đi khám bác sĩ.

  • Một số biểu hiện khác

 Trẻ không thích tham gia hoặc làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan tới thị giác như vẽ, tô màu, tập đọc; Trẻ không thể nhìn rõ những vật ở cách xa trên 1m; Trẻ thường phải chép bài của bạn ngồi bên cạnh do không nhìn rõ các chữ trên bảng; Trẻ bị nhức đầu hoặc chảy nước mắt do mỏi mắt.

Xem thêm: Cận thị ở trẻ em và những điều cần biết

 

  • Các phương pháp đơn giản phòng tránh tật cận thị ở trẻ

Cách tốt nhất để phòng ngừa hay làm chậm sự tiến triển cận thị ở trẻ em là tạo cho trẻ thói quen sử dụng mắt tốt.

- Bảo đảm đủ ánh sáng trong các phòng học, lớp học cho trẻ em (Ánh sáng phải được phân bố đều và có cường độ tốt không gây lóa mắt).

- Sách và tài liệu chữ in rõ ràng trên giấy không quá bóng để tránh bị loá mắt.

- Những trẻ cận thị được ưu tiên xếp ngồi gần bảng.

- Không học tập, làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài nhiều giờ.

- Cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc nhìn ra xa sau mỗi giờ học.

- Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính quá nhiều.

- Làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 – 40 cm.

- Những ngày nghỉ nên cho trẻ sinh hoạt ngoài trời, đi picnic, thể dục thể thao nhẹ cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn.

- Bổ sung cho trẻ các loại vitamin như A, B, C, E, Calcium…

Xem thêm: Ánh Sáng Xanh - Lợi Hay Hại Cho Mắt

Đối với những trẻ bị cận thị nặng cần đi khám bác sĩ hàng năm để theo dõi và phòng ngừa những triệu chứng bất thường.

 

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Nha Trang

 

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hotline: 0989410766 0989410766